Công nghệ Thông tin (CNTT) là ngành học và lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc sử dụng máy tính, phần mềm, mạng và hệ thống dữ liệu để thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật và truyền tải thông tin. Đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống – từ kinh tế, y tế, giáo dục cho đến giải trí và chính phủ.
Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa bao gồm hơn 80 cán bộ cơ hữu (biên chế, hợp đồng dài hạn) và cộng tác viên, giáo viên thỉnh giảng trong đó có 10 GS, giảng viên cao cấp và PGS, 13 Tiến sĩ, hơn 50 Thạc sĩ, GVC… với trình độ chuyên môn sâu, kiến thức và kỹ năng vững vàng,luôn tâm huyết với nghề và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy theo nhu cầu thực tế.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin có thể tham gia một cách chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn cho các sản phẩm, hệ thống CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0.
Sinh viên có khả năng hướng dẫn, hợp tác, hiệu quả dự án CNTT trong môi trường đa lĩnh vực, đa quốc gia.Có khả năng tự nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ để ứng dụng trong công việc và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; Làm việc có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT
Sinh viên được học tập trong môi trường tốt, hiện đại; được tiếp cận các trang thiết bị, hệ thống máy tính hiện đại. Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, chương trình, các cuộc thi về công nghệ và các sân chơi nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp nhằm áp dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế.
Các chuyên ngành: (Áp dụng cho SV chính quy) Ngành Công nghệ thông tin có 3 chuyên ngành:
- Công nghệ phần mềm
- Mạng và An toàn hệ thống
- Công nghệ đa phương tiện
Năng lực sinh viên ngành CNTT được đào tạo:
- Áp dụng được nguyên tắc kỹ thuật, khoa học và toán học để mô hình hoá và thiết kế các hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu đa dạng của các bên liên quan.
- Đưa ra các đánh giá, nhận định về các vấn đề chuyên môn CNTT, dựa trên các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của bản thân và quy định pháp luật liên quan.
- Xác định được sự cần thiết và sẵn sàng học tập liên tục trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực CNTT.
- Phân tích, thiết kế, triển khai và đánh giá hệ thống, quy trình, thành phần hoặc ứng dụng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn bằng các công cụ, kỹ thuật hiện đại.
- Thu thập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin một cách hiệu quả và an toàn trên các hệ thống CNTT.
- Sử dụng tiếng Anh để đọc tài liệu, giao tiếp với khách hàng, viết báo cáo kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực CNTT.
- Có khả năng hợp tác hiệu quả dựa trên kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp nhằm đáp ứng mục tiêu của công việc chuyên môn.
- Áp dụng được tư duy hệ thống, tư duy phản biện để phân tích các vấn đề ứng dụng, xác định đúng các yêu cầu của người dùng, đề xuất được giải pháp đáp ứng yêu cầu, thực hiện và đánh giá được hiệu quả của giải pháp.
Tham gia các hoạt động rèn luyện bản thân và hướng tới cộng đồng
Thời sinh viên không chỉ là thời gian học tập chuyên ngành mà còn là quãng thời gian phát triển kỹ năng, mở rộng mối quan hệ và khám phá bản thân. Vì vậy, bên cạnh việc học, sinh viên ngành Công nghệ Thông Tin Trường Đại học Mở Hà Nội còn được tạo điều kiện tham gia vào rất nhiều hoạt động đa dạng, sôi nổi và đầy ý nghĩa:
Cơ hội nghề nghiệp
Công nghệ Thông tin ngày càng phát triển, có vị trí trọng yếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng, khoa học công nghệ … đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số, sản xuất thông minh và kinh tế tri thức mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho sinh viên tốt nghiệp từ HOU. Từ vị trí lập trình viên, nhà phân tích hệ thống, đến chuyên gia an ninh mạng, cánh cửa tới sự nghiệp thành công luôn mở rộng chào đón những tài năng mới. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm ít nhất một trong số các công việc sau:
- Phát triển phần mềm
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Phân tích nghiệp vụ, Phân tích và thiết kế hệ thống
- Thiết lập và Quản trị hệ thống, Mạng
- Quản trị Cơ sở dữ liệu
- Phát triển hệ thống thông minh/ trí tuệ nhân tạo
- Nghiên cứu người dùng
- Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số
- Đảm bảo an ninh mạng/ an toàn hệ thống.
Thời gian đào tạo: Tối thiểu 2,2 đến 3,5 năm (tùy theo văn bằng đầu vào)
Học phí: 493.000đ/ 1 tín chỉ
Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây